Cao tốc Bắc - Nam qua Thanh Hóa - Hà Tĩnh. Để tạo bước đột phá, việc xây dựng tuyến cao tốc này sẽ phục vụ chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, phù hợp với quy hoạch và định hướng quy hoạch phát triển giao thông khu vực. Vì vậy cao tốc Thanh Hóa - Hà Tĩnh đang được đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch để đảm bảo đưa vào hoạt động đúng dự kiến.
1. Giới thiệu tổng quan cao tốc Thanh Hóa - Hà Tĩnh
Đường cao tốc Thanh Hóa - Hà Tĩnh là dự án đường cao tốc sắp khởi công thuộc tuyến đường cao tốc Bắc - Nam Việt Nam.
Đường cao tốc này nối Thanh Hóa qua Nghệ An với Hà Tĩnh, có điểm đầu tuyến tại xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Đoạn đi qua địa bàn các xã Trường Lâm (huyện Tĩnh Gia) của tỉnh Thanh Hóa.
Đoạn đi qua tỉnh Nghệ An bao gồm:
- Quỳnh Vinh, Quỳnh Trang (thị xã Hoàng Mai).
- Quỳnh Tân, Quỳnh Hoa, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lâm, Quỳnh Giang (huyện Quỳnh Lưu)
- Diễn Đoài, Diễn Yên, Diễn Tháp, Diễn Liên, Diễn Xuân, Diễn Đồng, Diễn Hạnh, Diễn Quảng, Diễn Cát, Diễn Lợi, Diễn Thọ, Diễn Phú, Diễn Xuân (huyện Diễn Châu),
- Nghi Đồng, Nghi Phương, Nghi Mỹ (huyện Nghi Lộc),
- Hưng Trung, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Hưng Tây, Hưng Đạo, Hưng Tân, Hưng Thông, Hưng Nghĩa, Châu Nhân, Hưng Thành (huyện Hưng Nguyên).
Quang Vĩnh, Yên Hồ, Thanh Bình Thịnh (huyện Đức Thọ) của tỉnh Hà Tĩnh. Điểm cuối là nút giao thông quốc lộ 8A thuộc xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Dự án sẽ khởi công vào đầu năm 2017 và dự kiến hoàn thành vào năm 2021.
Cao tốc Thanh Hóa - Hà Tĩnh |
Ký hiệu toàn tuyến là CT.01 |
Tổng vốn đầu tư |
27.000 tỉ đồng |
Chiều dài |
94 km |
Làn xe |
Dự kiến từ 4 - 6 làn xe |
Tốc dộ quy định |
80 - 120 km/giờ |
2. Giai đoạn triển khai cao tốc Thanh Hóa - Hà Tĩnh
Dự án đường cao tốc đoạn Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đến Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) có tổng chiều dài 50km; Đoạn Diễn Châu (Nghệ An) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) có chiều dài 44,4km.
Riêng đoạn Diễn Châu (Nghệ An) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) có điểm đầu (Km 430 + 000): Tại vị trí nút giao với QL7 thuộc địa phận xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Điểm cuối của dự án (Km 479 + 150): Tại vị trí giao với QL8A thuộc xã Đức Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam được thiết kế khi hoàn chỉnh với thiết kế 6 làn xe, B=32,25, tốc độ thiết kế 120km/h. Tuy nhiên, giai đoạn 1 thì dự án sẽ thiết kế 4 làn xe với tốc độ 80km/h.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn Diễn Châu (Nghệ An) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) sẽ đi qua các xã: Diễn Cát, Diễn Lợi, Diễn Thọ, Diễn Phú của huyện Diễn Châu (dài 10,81km); các xã Nghi Đồng, Nghi Phương, Nghi Mỹ của huyện Nghi Lộc (dài 7km); các xã Hưng Trung, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Hưng Tây, Hưng Đạo, Hưng Tân, Hưng Thông, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Châu, Hưng Khánh, Hưng Phú của huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An (dài 26,59km); các xã Đức Vĩnh, Yên Hồ, Đức Thịnh của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (dài 4,74km).
3. Tiến độ cao tốc Thanh Hóa - Hà Tĩnh
Đường cao tốc Thanh Hóa (Nghi Sơn) - Hà Tĩnh (Bãi Vọt) dài 97 km, bắt đầu từ Nghi Sơn đến điểm cuối giao với Quốc lộ 8A thuộc khu vực xã Đức Thịnh huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, quy mô 4-6 làn xe, dự án sẽ khởi công vào đầu năm 2019 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Tuyến đường cao tốc này có điểm đầu (Km380+705) nút giao Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Điểm cuối (Km 478+917) vị trí nút giao với Quốc lộ 8A thuộc xã Đức Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Tổng chiều dài toàn tuyến 98.2 km. Đây là đường ô tô cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 - 120 km/h. Quy mô mặt cắt ngang quy hoạch là 6 làn xe, giai đoạn 1 xây dựng với quy mô 4 làn xe với phương án phân kỳ là xây dựng 4 làn xe bên ngoài cùng với dải dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc; dải phân cách giữa và 2 làn xe bên trong sẽ được xây dựng trong giai đoạn 2.
Tất cả các vị trí đường ngang đều phải tổ chức giao khác mức với đường cao tốc. Trong giai đoạn 1, chỉ xây dựng 2 nút giao liên thông là nút giao Diễn Cát (giao với Quốc lộ 7) và nút giao Hưng Tây (giao Quốc lộ 46 tránh thành phố Vinh). Trên toàn tuyến bố trí 64 vị trí cống chui dân sinh, 9 cầu vượt dân sinh, 16 đường chui dưới cầu.
Trên toàn tuyến có 3 hầm đường bộ: hầm Trường Lâm, hầm Thần Vũ 1, hầm Thần Vũ 2. Tổng mức đầu tư của toàn dự án với quy mô giai đoạn 1 khoảng 31.405 tỷ đồng; giai đoạn hoàn thiện khoảng 3.138 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư huy động các nguồn vốn hỗn hợp để thực hiện dự án: Nguồn vốn ngân sách, vốn ODA, vốn của các nhà đầu tư...
4. Lợi ích cao tốc Thanh Hóa - Hà Tĩnh
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, việc triển khai dự án Bộ GTVT sẽ giảm thiểu thấp nhất việc ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Hơn nữa, tất cả các đường dân sinh, hầm chui, điểm giao cắt, giải phóng mặt bằng đều phải có sự tham gia ý kiến của chính quyền cấp xã, huyện mới được triển khai xây dựng, nhằm hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh như một số công trình trọng điểm trước đây.
Các địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh cần có hướng chỉ đạo, tuyên truyền để người dân hiểu về tầm quan trọng của dự án, từ đó cùng đồng thuận với Bộ để triển khai nhanh nhất việc khởi công, xây dựng tuyến cao tốc đúng kế hoạch đề ra. Đối với vấn đề khảo sát môi trường, khung giá đền bù, … Bộ GTVT sẽ có phương án hợp lý, thống nhất và cụ thể nhất trên toàn tuyến, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết thêm.