Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn tại Văn bản số 465/GP-BTNMT được giấy phép nhận chìm vật chất nạo vét trong quá trình làm cảng chuyên dụng - nút thắt cuối cùng trong thủ tục triển khai đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thi công Tổ hợp hóa dầu Long Sơn.
Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam, có công suất sản xuất olefin đạt tới 1,6 triệu tấn/năm. Đặc biệt, dự án còn được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hóa dầu, bao gồm những sản phẩm là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác với công suất hơn 2,3 triệu tấn/ năm.
Mục lục [Ẩn]
1. Thông tin nhanh về dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn
Dự án |
|
Địa điểm |
Xã Long Sơn, Thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu |
Qui mô |
Gần 400 ha đất, trong đó:
|
Tổng vốn đăng ký |
Khoảng 5,4 tỷ USD |
Chủ đầu tư |
Tập đoàn SCG (Thái Lan) |
Nhà thầu chính |
Công ty Cổ phần Ecoba Việt Nam |
Thời gian thi công |
Các hạng mục thi công sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 11/2019 và đồng bộ vào đầu năm 2020 |
Công suất dự kiến |
Khi đi vào hoạt động sẽ có công suất 950.000 tấn ethylen, 400.000 tấn PP, 450.000 tấn HDPE, 500.000 tấn LDPE trong 1 năm. |
2. Vị trí dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn
Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn tọa lạc tại Xã Long Sơn, Thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu cách TP. HCM tầm 93km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam TP. Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu, thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Đặc biệt, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn liền kề cảng Cái Mép - Thị Vải giúp việc giao thương, vận chuyển hóa dầu đi các nước trong khu vực được thuận tiện hơn.
Theo Google Maps, khả năng kết nối của dự án
- Cách trung tâm TP. Vũng Tàu tầm 15km
- Cách quốc lộ 51 tầm 5km
- Cách TP. HCM tầm 93km
- Cách Cảng Cái Mép - Thị Vải tầm 19km
- Cách sân bay Quốc tế Long Thành tầm 45km
3. Tiến độ dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cho Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn tại Văn bản số 465/GP-BTNMT. Theo đó, công ty này được phép nhận chìm tại Khu A ngoài khơi Vũng Tàu (biển Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 10 km. Khối lượng được nhận chìm là 14,3 triệu m3 bùn, đất sét, cát mịn. Bộ Tài nguyên và Môi Trường đã giao 600 ha khu vực biển cho Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn sử dụng với số tiền sử dụng khu vực biển là 135 tỷ đồng.
Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn được nhấn nút khởi công vào ngày 24/2/2018, giờ đã có thể đẩy nhanh tiến độ thi công, bởi nút thắt về nhận chìm vật chất nạo vét để xây dựng cảng đã được tháo gỡ. Cảng của Dự án Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đã được bổ sung vào quy hoạch với 4 bến cảng dài gần 1 km, công suất 5,3 triệu tấn/năm. Đến năm 2030, cảng này sẽ mở rộng thành 6 bến, dài 1,31 km.
Trong cuộc gặp mặt với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngày 26/2/2019, ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch (kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn SCG) cũng đã cam kết đảm bảo tiến độ đưa vào vận hành dự án trong năm 2023 sắp tới để kịp thời cung ứng sản phẩm hóa dầu để phục vụ trong nước
Hiện có khoảng 400 nhà thầu đang thi công Dự án, khoảng 60 kỹ sư Việt Nam đang làm việc trên công trường và các kỹ sư này sẽ được đưa đi đào tạo chuyên sâu để nâng cao chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc. Tập đoàn cam kết tiếp tục thi công đúng tiến độ, đảm bảo an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường.
4. Tầm ảnh hưởng của Tổ hợp hóa dầu Long Sơn
Đến năm 2023, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam dự kiến sẽ đưa vào hoạt động để giúp thay thế và giảm dần việc nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu, cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất nội địa. Ngoài ra, dự án còn tạo ra cơ hội xuất khẩu các mặt hàng hàng hóa dầu, giúp Việt Nam có mặt trên bản đồ các nước xuất khẩu sản phẩm hóa dầu. Đây cũng là nền tảng cho những đầu tư trong tương lai về công nghiệp hạ nguồn và các ngành công nghiệp liên quan.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:"Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương hội đủ các điều kiện để triển khai các dự án quy mô lớn về lọc hóa dầu, chế biến dầu khí. Việc triển khai dự án cũng là cụ thể hóa chủ trương về định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, đẩy mạnh công nghiệp lọc hóa dầu, phục vụ trong nước và xuất khẩu". Bên cạnh đó, Thủ tướng còn nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam trong công cuộc phát triển đất nước, cũng như thắt chặt mối quan hệ chiến lược giữa hai nước láng giềng thân thiết Thái Lan và Việt Nam.
Ngoài ra, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Ngay trong quá trình xây dựng, từ năm 2018 đến 2022, dự án dự kiến sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 20.000 lao động, trong số này sẽ có phần không nhỏ của cư dân địa phương - vùng xã đảo Long Sơn.
Sau khi hoàn thành đưa vào khai thác, Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn để các ngành công nghiệp, từ hóa dầu đến ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì cũng như các ngành dịch vụ khác phát triển tại Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là cơ sở để ngân sách hàng năm dự kiến có thêm khoảng 60 triệu USD và quan trọng hơn là sẽ thu hút, đào tạo, sử dụng hơn 1.000 lao động có kỹ thuật cao.