Cập nhập thông tin về quy hoạch thành phố Thủ Đức mới nhất. Thành phố Thủ Đức đã chính thức được thành lập thông qua sự biểu quyết tán thành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào ngày 09 - 12 - 2021. Cùng Dautudat.vn tìm hiểu thông tin về Thành phố Thủ Đức: quy hoạch, quy mô, vị trí cập nhật như thế nào 2021?
Quy hoạch Thành phố Thủ Đức
Theo quyết định hình thành và quy hoạch Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở việc sáp nhập 3 quận là Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức của TPHCM. Cùng với đó, quy hoạch Thành phố Thủ Đức sẽ gộp UBND của cả 3 quận thành 1 điểm tập trung duy nhất là UBND Thành phố Thủ Đức và có HĐND riêng biệt của Thành phố.
Việc sáp nhập này sẽ phần nào làm giảm áp lực hành chính cho TPHCM song cũng phát triển Thành phố Thủ Đức thành trung tâm trọng điểm kết nối liên vùng, liên tỉnh từ vị trí cửa ngõ giao thương phía Đông với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam không thể tách rời như: Biên Hòa, Nhơn Trạch - Đồng Nai và Dĩ An, TP.Thuận An - Bình Dương,…
Vị trí Thành phố Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức trực thuộc trung ương nằm tại khu vực phía Đông với vị trí trên bản đồ TPHCM được quy hoạch như sau:
- Phía Đông tiếp giáp với Thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành của Tỉnh Đồng Nai thông qua ranh giới là Sông Đồng Nai
- Phía Tây có ranh giới là Sông Sài Gòn giáp với Quận 1, Quận 4, Quận 12 và Quận Bình Thạnh
- Phía Nam được tách bởi Sông Sài Gòn và Sông Đồng Nai giáp Quận 7 của TPHCM và huyện Nhơn Trạch của Đồng Nai
- Phía Bắc Thành phố Thủ Đức giáp cận với 2 thành phố của tỉnh Bình Dương là Dĩ An và Thuận An
Quy mô Thành phố Thủ Đức trực thuộc trung ương TPHCM
Sau khi trở thành Thành phố Thủ Đức trực thuộc trung ương khu vực phía Đông của TPHCM, nơi đây có dân số lên đến hơn 1 triệu người với diện tích tự nhiên 211,56 km2.
Với định hướng phát triển trở thành một đô thị trọng điểm sáng tạo - thành phố trong lòng thành phố nên Thành phố Thủ Đức được thiết kế có quy mô gồm 6 trung tâm quan trọng đó là: Trung tâm tài chính Quốc tế; Khu Thể thao & Sức khỏe; Trung tâm sản xuất tự động (Công nghệ cao); Đại học Quốc gia - Trung tâm Công nghệ giáo dục; Trung tâm Công nghệ sinh thái Tam Đa và Trường Thọ - Đô thị tương lai
Cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư tại Thành phố Thủ Đức giai đoạn từ năm 2021
Có thể nói khu vực phía Đông TPHCM những năm gần đầy được tập trung đầu tư nâng cấp với số vốn lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Cũng theo thông tin đề xuất phát triển và nâng cấp cho hạ tầng giao thông của Thành phố Thủ Đức từ 2021 - 2030 sẽ tiếp tục công trình xây dựng nút giao thông An Phú, Mỹ Thủy, Đường vành đai 03, cao tốc Long Thành - TPHCM, cầu Cát Lái, Tuyến metro số 01 Bến Thành - Suối Tiên,…
Tuyến cao tốc Long Thành - TPHCM
Cao tốc Long Thành - TPHCM nối từ điểm cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ tại Thành phố Thủ Đức trải dài về hướng Đông 4km, cắt tại nút giao thông lớn của Đường vành đai II. Chạy dài cắt với đường AH17 của Long Thành - Đồng Nai.
Khi cao tốc này hoàn thành sẽ giúp thúc đẩy kết nối giao thương và kinh tế giữa các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên với TPHCM. Theo đó, từ TPHCM sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đến Phan Thiết chỉ còn 3 giờ đồng hồ và đi Vũng Tàu mất 1,5 giờ nhanh hơn nhiều so với di chuyển qua quốc lộ 1 hay quốc lộ 51 như trước.
Cao tốc TPHCM - Long Thành là tuyến đường huyết mạch của Thành phố Thủ Đức và đang được Bộ GTVT đề xuất mở rộng lên 8 làn xe trong năm 2025 cùng số vốn đầu tư cho công trình lên tới hơn 9,800 tỷ đồng.
Tuyến Metro số 01 từ Bến Thành đến Suối Tiên
Có thể nói việc sở hữu tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên giúp Thành phố Thủ Đức phát triển cả về kinh tế lẫn thị trường bất động sản khu vực. Dự án này được khởi công từ năm 2012, trải qua nhiều khó khăn dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2021 này. Sau khi đi vào hoạt động, tuyến metro số 1 được kỳ vọng góp phần đem lại diện mạo mới cho Thành phố phía Đông của TPHCM
Bến xe miền Đông mới
Việc di chuyển Bến xe miền Đông về Thành phố Thủ Đức đã tạo thêm cú hích cực lớn cho sự phát triển của Thành phố mới thành lập này. Với quy mô lớn lên đến 16ha, Bến xe miền Đông mới có tổng số vốn đầu tư là 4000 tỷ đồng đã phần nào giải tỏa áp lực giao thông - kẹt xe nghiêm trọng tại bến xe miền Đông cũ. Không chỉ vậy còn làm giảm mật độ lưu thông cho các tuyến giao thông nội thành và làm tăng giá trị bất động sản tại khu vực tăng nhanh chóng.
Nút giao thông hầm chui Mỹ Thủy
Công trình nút giao thông trọng điểm - Hàm chui Mỹ Thủy được đầu tư gần 2,400 tỷ đồng sau khi hoàn thành sẽ giúp TPHCM giải quyết vấn đề kẹt xe, dễ dàng vận chuyển hàng hóa tới cảng Cát Lát và kết nối nhanh chóng với Đường vành đai II qua cầu Phú Mỹ tới cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Trên đây là một số thông tin về Thành phố Phủ Đức: quy hoạch, qui mô, vị trí cập nhật như thế nào 2021 mà Dautudat.vn muốn gửi đến quý khách hàng. Theo dõi chúng tôi để được cập nhật mới nhất những thông tin về Thành phố Thủ Đức và thị trường bất động sản tại đây.