1. Địa điểm làm CCCD cho người tạm trú tại TP. HCM
2. Đi làm CCCD người tạm trú cần mang những giấy tờ gì?
3. Điểm khác biệt giữa thẻ Căn cước công dân gắn chip và Chứng minh nhân dân
4. Đổi căn Cước công dân online được không?
5. Thủ tục đổi CCCD gắn chip
5.1. Đổi từ CMND 9 số sang CCCD gắn chip
5.2. Đổi từ CCCD mẫu cũ sang thẻ CCCD gắn chip
6. Căn cước công dân gắn chip là gì?
7. Đi làm căn cước công dân gắn chip cần mang giấy tờ gì?
8. Làm Căn cước công dân gắn chip bao nhiêu tiền?
8.1. Các trường hợp miễn lệ phí
8.2. Các trường hợp không phải nộp lệ phí
Tạm trú tại TP. HCM cần hồ sơ gì để làm thẻ căn cước công dân?. Vừa qua Công an TP. HCM đã thông báo từ ngày 1/5 sẽ tiếp nhận hồ sơ cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp cho người dân tạm trú trên địa bàn. Kế hoạch này đã được triển khai trước 2 tháng so với dự tính, tạo điều kiện rất tốt để những người dân có cơ hội đổi CCCD mới.
Địa điểm làm CCCD cho người tạm trú tại TP. HCM
Người dân đến các điểm tiếp nhận hồ sơ tại Công an TP. Thủ Đức và công an 21 Quận, Huyện trên địa bàn TP. HCM. Tại trụ sở Phòng PC06 không tiếp nhận hồ sơ. Hiện các cán bộ và thiết bị của PC06 được tăng cường về TP. Thủ Đức và các Quận, Huyện để hỗ trợ, giúp các địa phương đạt tiến độ được giao. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các nhân khẩu tạm trú tại TP. HCM phải là người đang thường trú tại các tỉnh thành khác, tức là phải có sổ hộ khẩu thì mới có thể tiến hành đổi CCCD gắn chíp.
Đi làm CCCD người tạm trú cần mang những giấy tờ gì?
Một thông tin quan trọng người dân cần nắm là đại diện PC06 cho biết khi đi làm thủ tục, người dân không cần mang theo bất cứ giấy tờ gì để chứng minh về việc đang tạm trú tại TP. HCM mà chỉ cần mang theo giấy tờ chứng minh về nơi thường trú của mình. Như vậy, hồ sơ mà người dân cần mang theo để làm CCCD gắn chíp bao gồm:
- CMND/CCCD cũ.
- Sổ hộ khẩu.
Tuy nhiên, nếu thông tin về hộ tịch của người dân bị thiếu hoặc không rõ ràng thì cán bộ làm CCCD vẫn có thể yêu cầu xuất trình Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác liên quan đến hộ tịch để đối chiếu, xác minh.
Lưu ý: Người dân phải mang sổ hộ khẩu gốc đi làm CCCD gắn chíp. Phòng PC06 cho biết rằng các cán bộ sẽ không tiếp nhận hồ sơ đối với sổ hộ khẩu sao y, chứng thực. Không có sổ hộ khẩu sẽ không cấp CCCD
Điểm khác biệt giữa thẻ Căn cước công dân gắn chip và Chứng minh nhân dân
Thẻ căn cước công dân gắn chip (CCCD) đang là chủ đề nóng trên các trang mạng xã hội, chúng mình đã giải đáp rất nhiều thắc mắc về các vấn đề liên quan như thủ tục làm thẻ mới, địa điểm làm thẻ,... nhưng nhiều bạn vẫn còn chưa biết thẻ căn cước công dân gắn chip có điểm gì khác so với chứng minh nhân dân không?
Mình đã có trên tay hai loại thẻ là căn cước công dân gắn chip và chứng minh nhân dân, mình liệt kê ra những điểm khác nhau giữa hai loại thẻ như sau:
- Thẻ căn cước công dân gắn chip được làm bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có một lớp màng nhựa mỏng trong suốt. So với chứng minh dân dân chỉ được làm từ chất liệu giấy, thì thẻ mới cứng cáp và bền bỉ hơn rất nhiều.
- Thẻ căn cước mới có kích thước bằng một thẻ tín dụng tiêu chuẩn, chứng minh nhân dân do bằng giấy nên được phủ thêm một lớp nhựa trong suốt, từ đó mà kích thước cũng to hơn.
- Thẻ căn cước mới có những họa tiết đậm tính Việt Nam, trông đẹp hơn rất nhiều so với chứng minh nhân dân.
- Thẻ căn cước mới cũng được bổ sung thêm song ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt), đồng thời có thêm mã QR thông tin, mã vạch và tất nhiên có thêm một con chip mới.
- Thẻ căn cước công dân mới có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Đổi căn Cước công dân online được không?
Hiện nay hoạt động cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp (CCCD) diễn ra rất sôi nổi trên phạm vi cả nước, tình trạng người dân phải xếp hàng dài chờ cấp thẻ mới không phải hiếm. Câu hỏi đặt ra: Liệu chúng ta có thể đổi CCCD online được không? Thủ tục đổi CMND/CCCD mẫu cũ sang CCCD gắn chip như thế nào?
Câu trả lời cho bạn là không thể đổi thẻ CCCD online. Hiện nay, một số địa phương đã cho phép người dân đăng ký online trên Zalo để làm CCCD. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây chỉ là các bước để đặt lịch hẹn, người dân không thể đổi CCCD online mà phải đến trực tiếp cơ quan công an để thực hiện.
Thủ tục đổi CCCD gắn chip
Căn cứ theo quy định tại Điều 12, Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA), thủ tục đổi CCCD gắn chíp được thực hiện như sau:
Đổi từ CMND 9 số sang CCCD gắn chip
- Bước 1: Công dân điền tờ khai theo mẫu CC01 sau đó nộp cho Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc nơi được triển khai cấp CCCD.
- Bước 2: Công dân xuất trình CMND, sổ hộ khẩu cho cán bộ tiếp nhận kiểm tra. Nếu thông tin hợp lệ thì cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD theo quy định. Nếu thông tin không hợp lệ thì cần xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đã thay đổi.
- Bước 3: Công dân đóng lệ phí theo quy định.
- Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục.
Đổi từ CCCD mẫu cũ sang thẻ CCCD gắn chip
- Bước 1: Công dân điền tờ khai theo mẫu CC01 sau đó nộp cho Đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc nơi được triển khai cấp CCCD.
- Bước 2: Cán bộ tiếp nhận sẽ đối chiếu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia. Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi thì công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đó. Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay.
- Bước 3: Công dân đóng lệ phí theo quy định.
- Bước 4: Cán bộ cơ quan quản lý CCCD cấp giấy hẹn trả thẻ CCCD cho người đến làm thủ tục.
Căn cước công dân gắn chip là gì?
Thời gạn gần đây, hoạt động cấp thẻ căn cước công dân gắn chíp (CCCD gắn chip) diễn ra rất sôi nổi trên khắp cả nước. CCCD sẽ sớm trở thành một trong những loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Căn cước công dân năm 2014 thì CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của pháp luật.
Trước kia, một số tỉnh thành đã triển khai đổi thẻ căn cước cho người dân nhưng là loại không có chíp. Từ năm 2021, Bộ Công an đã chủ trương đổi thẻ CCCD có gắn chíp cho người dân. Thẻ CCCD này cho phép tích hợp số lượng lớn dữ liệu về bảo hiểm, bằng lái, hộ khẩu… Thẻ căn cước gắn chip có thể đóng vai trò thiết bị nhận diện, xác thực danh tính và chìa khóa truy cập thông tin công dân trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Người dùng chỉ cần dùng thẻ căn cước điện tử để có thể tiếp cận nhiều dịch vụ vốn đòi hỏi hàng loạt giấy tờ khác nhau.
Đi làm căn cước công dân gắn chip cần mang giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA), những loại hồ sơ cần mang theo khi làm CCCD gồm có:
- Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chip
- CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chip có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lưu ý: Tại một số điểm cấp cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật đầy đủ và có thông báo thì công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu.
Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chip CCCD mã vạch đã được cấp. Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chip có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Vì CCCD mã vạch đã có lưu thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia, nên khi đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chip mới thì hồ sơ mang theo cũng đơn giản hơn.
Làm Căn cước công dân gắn chip bao nhiêu tiền?
Bộ Công an cũng đã quy định rất rõ ràng và chi tiết tại Thông tư 07/2016/TT-BCA, hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn. Cụ thể, người dân khi đi làm CCCD có thể nhận thẻ theo 2 hình thức: Nhận trực tiếp tại nơi cấp hoặc nhận qua đường bưu điện. Chi phí làm căn cước được quy định như sau:
Trường hợp nhận thẻ tại nơi cấp: Chuyển từ CMND 9 số hoặc 12 số sang cấp thẻ CCCD: Từ 01/01 đến 30/06/2021 là 15.000 đồng/thẻ, từ 01/07/2021 là 30.000 đồng/thẻ.
- Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: Từ 01/01 đến 30/06/2021 là 25.000 đồng/thẻ, từ 01/07/2021 là 50.000 đồng/thẻ.
- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: Từ 01/01 đến 30/06/2021 là 35.000 đồng/thẻ, từ 01/07/2021 là 70.000 đồng/thẻ.
Trường hợp nhận thẻ qua đường bưu điện: Đối với trường hợp muốn nhận CCCD qua đường bưu điện thì ngoài chi phí làm thẻ như trường hợp trên, người dân phải đóng thêm tiền chuyển phát của bưu điện. Mức phí chuyển phát này sẽ tuỳ vào từng địa phương và tuỳ vào vị trí nơi ở mà người dân đăng ký nhận thẻ là xa hay gần.
Các trường hợp được miễn và không phải nộp lệ phí làm CCCD: Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2021 và Điều 4 Thông tư 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019.
Các trường hợp miễn lệ phí
- Đổi thẻ CCCD khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính. Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện Kinh tế - Xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- Đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.
Các trường hợp không phải nộp lệ phí
- Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp thẻ CCCD lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 2 Điều 32 Luật căn cước công dân.
- Đổi thẻ CCCD khi đến tuổi đổi thẻ CCCD theo quy định tại Điều 21 và điểm a khoản 3 Điều 32 Luật căn cước công dân.
- Đổi thẻ CCCD khi có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD do lỗi của cơ quan quản lý CCCD.