Thất tịch là ngày gì? Sự thật về ngày thất tịch. Ngày Thất tịch được xem như là ngày Valentine cảu Đông Á mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cảm động về ngày tình yêu, tình vợ chồng chung thủy. Ngày lễ Thất tịch vẫn chưa được biết đến đối với nhiều người ở Việt Nam
Ngày lễ thất tịch là gì?
Ngày Lễ Thất tịch theo văn hóa phương Đông có nguồn gốc từ Trung Hoa, đây được xem là ngày lễ tình yêu hay thậm chí được nhiều giới trẻ gọi là đây ngày Valentine của Đông Á. Thất tịch được tổ chức hằng năm vào ngày 07 tháng 07 Âm lịch. Dựa trên câu truyện cổ tích của Trung Quốc mang tên Ngưu Lang - Chức Nữ đến hiện tại là ngày lễ Thất tịch, còn về ngôn ngữ Việt Nam đây là chuyện Ông Ngâu - Bà Ngâu.
Ở Trung Quốc ngày này còn có các tên gọi khác như ngày Khất xảo tiết, ngày Thất thư đản, ngày Xảo tịch cũng là 01 ngày lễ hội khá quan trọng đối với người Trung Quốc. Phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mồng 07 tháng 07 âm lịch, những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo. Những cô gái trẻ trong ngày này sẽ tự tạo cho mình và trưng bày các vật dụng nghệ thuật để cầu mong lấy được người chồng tốt.
Năm 2021 ngày thất tịch rơi vào ngày nào?
Năm 2021 ngày lễ Thất tịch sẽ diễn ra vào thứ 07 nhầm ngày 14/8 Dương lịch, tức là ngày 7/7/2021 âm lịch. Tuy đây không phải là 01 ngày lễ lớn trong văn hóa của người Việt Nam, cũng không phải bắt nguồn từ những câu chuyện cổ tích của người Việt nhưng nhiều năm gần đây ngày lễ này đang được các giới trẻ quan tâm rất nhiều.
Ý Nghĩa và Nguồn gốc ngày lễ thất tịch
Nguồn gốc của lễ Thất tịch bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang - Chữ Nữ. Ngưu Lang là 01 anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ đã cùng nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương kết duyên vợ chồng.
Nhưng 01 ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi. Ngọc Hoàng tức giận nên đã bắt hai người phải xa cách nhau và mỗi năm chỉ được gặp nhau vào ngày 07 tháng 07 âm lịch. Khi tiễn biệt và phải rời xa nhau, cả hai đều khóc và nước mắt của họ đã rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được đặt tên là mưa ngâu. Cũng từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm 01 vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.
Vào ngày này trời thường mưa, người ta gọi là mưa ngâu, mưa là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau. Dân gian có câu: "Đồn rằng tháng 07 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền".
Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mồng 07 tháng 07 thì sẽ mãi mãi bên nhau.
Ngày lễ Thất tịch hoạt động trong tại một số Quốc gia
Ngày lễ thất tịch được tổ chức tại nhiều quốc gia châu Á với các hoạt động như cầu duyên, bày tỏ tình cảm của mình với người yêu...
Ngày lễ Thất tịch tại Việt Nam
Ngày lễ Thất tịch tại Việt Nam tuy không phổ biến như ngày Valentine 14/02 nhưng cũng tồn tại khá lâu. Trong ngày này nhiều người có suy nghĩ kiêng kỵ cưới hỏi vì sợ gặp phải những điều không may mắn như Ngưu Lang & Chức Nữ. Các bạn giới trẻ thường lên chùa cầu duyên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong đường tình duyên.
Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được người yêu
Ngày Thất Tịch ở Trung Quốc
Tại Trung Quốc là quốc gia bắt nguồn câu chuyện Thất tịch có nhiều hình thức tổ chức lễ hội trong dịp này. Phong tục phổ biến nhất vào dịp này là: Vào đêm mùng 07/07 âm lịch những người phụ nữ cầu nguyện để có được đôi bàn tay khéo léo trong khi các cô gái trẻ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo để cầu mong lấy được ông chồng tốt.
Ngày Thất Tịch ở Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc Ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là Chilseok. Trong ngày này, người Hàn Quốc thì họ tắm để có sức khỏe tốt và thưởng thức món ăn truyền thống là bánh mì bột mì & bánh mì nướng.
Tại Hàn Quốc người ta thường xem đây là cơ hội cuối cùng để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì vì với những cơn gió lạnh sau ngày Chilseok thường sẽ làm hỏng hương thơm của lúa mì.
Ngày Thất Tịch tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản ngày lễ Thất tịch được gọi là lễ Tanabata. Hoạt động phổ biến của người Nhật trong ngày này sẽ viết mong ước của mình vào những mảnh giấy rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu mong may mắn với đầy màu sắc Tanzaku. Các bạn giới trẻ để cầu nguyện cũng tới các đền thờ trong ngày lễ Tanabata, mong tìm được ý trung nhân.
Ngày Thất Tịch có liên quan gì đến Đậu đỏ ?
Nhiều năm gần đây, giới trẻ người cho rằng ăn đậu đỏ sẽ giúp bạn “cầu được duyên” trong ngày Thất Tịch. Tuy nhiên, về thực tế món ăn này chẳng liên quan gì đến ngày lễ Tình nhân của người Trung Quốc. Vào khoảng 03 năm về trước (năm 2019), trên nick Facebook có tên Qing An ( là 1 nhân vật khá nổi tiếng trong cộng đồng Hoa ngữ) đã đăng tải 01 status với nội dung kêu gọi bạn bè thân thiết ăn đậu đỏ để cầu duyên trong ngày Thất tịch . Nhưng tưởng chỉ đăng cho vui nào ngờ được hưởng ứng mãnh liệt và rồi lan tỏa tới tận Việt Nam ta. Kể từ đó, trào lưu ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất Tịch nổi lên cho đến hiện.
Về thực tế loại hạt được gọi là hồng đậu nhắc đến trong bài thơ nổi tiếng kia không phải là món chè đậu đỏ mà mọi người hay nghĩ đến. Loại hạt Hồng đậu theo nghĩa gốc trong bài thơ nổi tiếng đấy lại là 01 loại hạt khác được tìm thấy và sinh trưởng ở miền Nam Trung Quốc, hạt của nó nhỏ và khá xin xắn thường dùng để chế tạo thành đồ trang sức hay dây chuyền, hoa tai, vòng tay.
Trong tiếng Trung tên gọi của loại hạt này phát âm giống với loại đậu đỏ nên người ta chọn loại đậu ăn được & phổ biến hơn để nấu chè. Loại hồng đậu này có ý nghĩa nhân hóa trong văn hóa Trung Quốc là biểu trưng cho tình yêu & sự chung thủy. Truyền thuyết có kể lại về đôi vợ chồng vừa lấy nhau thì người chồng phải đi tòng quân. Người vợ mòn mỏi chờ đợi chồng về nhưng chờ rất lâu mà chẳng thấy đâu, cô khóc mãi cho đến khi những giọt nước mắt của cô biến thành những giọt máu nhỏ xuống đấ & cây hồng đậu được sinh ra.
Về hạt Hồng đậu được kể trên là để tượng trưng cho sự thủy chung, thương nhớ dần dần nó trở thành tín vật cho sự gửi gắm cho tình yêu đến đối phương. Người ta tin rằng phụ nữ đeo trang sức làm từ loại hạt này sẽ có 01 cuộc sống tràn đầy hạnh phúc.