Thẻ căn cước công dân làm ở đâu? Làm căn cước công dân online được không?

 

Mục lục


Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở đâu? 

Vấn đề về địa điểm làm CCCD gắn chíp cũng được rất nhiều người quan tâm, nhất là những người đi làm ăn xa quê. Bài viết hôm nay dautudat.vn xin chia sẻ việc làm CCCD gắn chíp và giải đáp câu hỏi: Có được làm CCCD gắn chíp ở nơi tạm trú hay không?

Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở đâu? 
Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở đâu? 

Căn cứ theo Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 16 Thông tư 07/2016/TT-BCA thì ở những nơi cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư hoặc cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành thì địa điểm làm CCCD quy định như sau:

  • Cơ quan quản lý CCCD thuộc Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương là nơi tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.
  • Cơ quan quản lý CCCD thuộc Công an cấp Tỉnh là nơi tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó.
  • Cơ quan quản lý CCCD thuộc Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cầu và các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Có được làm CCCD gắn chíp ở nơi tạm trú không?

Trường hợp công dân được cấp CMND 9 số hoặc chưa từng được cấp CMND/CCCD phải đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm CCCD gắn chíp.

Nếu công dân đã được cấp CCCD mã vạch hoặc CMND 12 thì có thể đến Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp Tỉnh ở bất cứ Tỉnh, thành nào để làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ CCCD vì thông tin đã được lưu trên Cở sở dữ liệu Quốc gia.

Có được làm CCCD gắn chíp ở nơi tạm trú không?
Có được làm CCCD gắn chíp ở nơi tạm trú không?

Đổi CMND thẻ Căn cước gắn chíp có đổi số không? 

Liệu khi đổi sang loại thẻ mới, CMND hoặc CCCD loại có mã vạch có bị thay đổi số hay không? Vấn đề này pháp luật đã có quy định rõ, dautudat.vn xin chia sẻ lại để các bạn nắm thông tin.

Đổi CMND thẻ Căn cước gắn chíp có đổi số không? 
Đổi CMND thẻ Căn cước gắn chíp có đổi số không? 

Đối với CMND 9 chữ số CCCD gắn chíp có 12 số

Theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân 2014 thì đây là " số định danh cá nhân ", có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã Quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Còn mẫu giấy CMND hiện tại mà chúng ta đang sử dụng bao gồm 9 chữ số. Nên khi người dân đổi từ CMND sang CCCD gắn chíp sẽ bị thay đổi số.

Tuy nhiên, người dân sẽ được cấp giấy xác nhận số CMND khi làm CCCD, nên các giao dịch trước đó hoặc giao dịch mới có liên quan đến số CMND cũ vẫn được thực hiện bình thường, không bị ảnh hưởng.

Đối với CCCD có mã vạch

CCCD loại có mã vạch bao gồm 12 chữ số, theo quy định thì 12 số này chính là dãy số định danh cá nhân, hoàn toàn tương tự với thẻ CCCD gắn chíp. Vì vậy, khi người dân đổi CCCD có mã vạch sang loại gắn chíp thì số CCCD vẫn được giữ nguyên.

CCCD gắn chíp thay thế những loại giấy tờ nào?

Các loại giấy tờ khác ngoài Hộ chiếu, hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc CCCD sẽ thay thế các loại giấy tờ thường dùng. Tuy nhiên, theo dautudat.vn tìm hiểu được tại mục hỏi đáp của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an thì có thông tin rằng:

CCCD gắn chíp thay thế những loại giấy tờ nào?
CCCD gắn chíp thay thế những loại giấy tờ nào?
  • Thẻ CCCD gắn chíp điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: Ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
  • Thời gian tới khi thẻ CCCD gắn chíp điện tử có tích hợp đầy đủ các thông tin, lúc đó người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ CCCD có gắn chíp thì sẽ thực hiện được các giao dịch.
  • Việc tích hợp chíp trên CCCD đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan Công an. Dữ liệu trên chíp có thể truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chíp, giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay lập tức, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.

Vì vậy, khi CCCD được sử dụng rộng rãi trên toàn Quốc , một số loại giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu... sẽ được tích hợp vào thẻ CCCD, phục vụ quá trình tra cứu trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia.

Không đổi căn cước công dân gắn chíp có sao không? 

Bởi những lý do khác nhau, nhiều người dân hiện nay vẫn chưa có điều kiện để đi đổi căn cước công dân gắn chíp (CCCD) như chủ trương của Bộ Công an. Vì thế, câu hỏi đặt ra ở đây: Liệu không đổi CCCD có sao không? Bài viết hôm nay dautudat.vn xin chia sẻ về vấn đề này.

Không đổi căn cước công dân gắn chíp có sao không? 
Không đổi căn cước công dân gắn chíp có sao không? 

Hiện tại Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản pháp luật liên quan vẫn chưa đặt ra cơ chế xử phạt về việc không đổi thẻ CCCD. Tuy nhiên Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân (CMND).

Đồng thời, từ đầu năm 2021, những trường hợp cấp mới, cấp lại, đổi CMND sẽ được thay thế bằng CCCD gắn chíp. Từ đó, có thể hiểu rằng nếu bạn không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp đổi CCCD sẽ bị phạt tiền đến 200.000 đồng.

Các trường hợp bắt buộc phải cấp mới, cấp lại, đổi CMND

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP thì các trường hợp sau phải đổi hoặc cấp lại CMND:

  • Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng.
  • Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh.
  • Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
  • Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.

Thời điểm hiện tại những người thuộc các trường hợp trên sẽ phải làm thủ tục đổi sang CCCD có gắn chíp. Ngoài việc bị phạt tiền, trường hợp không đổi CCCD sẽ gây rất nhiều phiền hà cho người dân khi làm các thủ tục hành chính, bởi đây là loại giấy tờ tuỳ thân cơ bản nhất của mỗi người.

Các trường hợp bắt buộc phải cấp mới, cấp lại, đổi CMND
Các trường hợp bắt buộc phải cấp mới, cấp lại, đổi CMND

Những ai bắt buộc phải đổi CCCD trước ngày 01/07/2021?

Hiện nay, công tác cấp đổi căn cước công dân gắn chíp (CCCD) đang được thực hiện rất ráo riết trên toàn Quốc. Bộ Công an chủ trương trước ngày 01/07/2021, cả nước phải đạt 50 triệu CCCD. Căn cứ theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, công dân phải đi làm CCCD gắn chíp trước 01/7/2021 nếu thẻ CMND, CCCD mã vạch thuộc các trường hợp sau:

  • Công dân dùng thẻ CCCD mã vạch mà đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi hoặc CMND hết hạn sử dụng.
  • Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhân dạng.
  • Xác định lại giới tính, quê quán.
  • Có sai sót về thông tin trên thẻ.
  • Bị mất thẻ CCCD hoặc CMND.
  • Người đang dùng CMND mà thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Được trở lại Quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, tại buổi họp giao ban trực tuyến về xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý CCCD, Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu trước ngày 01/7/2021 phải đạt chỉ tiêu 50 triệu thẻ.

Những ai bắt buộc phải đổi CCCD trước ngày 01/07/2021?
Những ai bắt buộc phải đổi CCCD trước ngày 01/07/2021?

Đặc biệt, 50% số dân cư trú thuộc 10 Tỉnh thành gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh từ 14 tuổi trở lên phải được cấp CCCD gắn chíp trước 30/4/2021.

Làm CCCD gắn chíp bao lâu thì nhận được thẻ? 

Việc cấp căn cước công dân gắn chíp (CCCD) đang được triển khai khá sôi nổi trên toàn Quốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người thắc mắc về thời gian làm loại thẻ này phải mất bao lâu. Trường này trang dautudat.vn xin chia sẻ đến các bạn như sau:
Thời hạn cấp, đổi cấp lại CCCD được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý CCCD phải cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:

Làm CCCD gắn chíp bao lâu thì nhận được thẻ? 
Làm CCCD gắn chíp bao lâu thì nhận được thẻ? 

Trường hợp cấp mới, cấp đổi CCCD

  • Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc.
  • Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.
  • Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Trường hợp cấp lại CCCD

  • Tại thành phố, thi xã không quá 15 ngày làm việc.
  • Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.
  • Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Hiện nay việc cấp thẻ CCCD đang được thực hiện với số lượng rất lớn, dẫn đến quá tải. Vì vậy thời hạn cấp thẻ trên thực tế có thể lâu hơn so với quy định. Đồng thời, người dân có thể lựa chọn nhận thẻ qua đường bưu điện, nên phải tính thêm quãng thời gian của dịch chuyển phát.

Mất sổ hộ khẩu có làm CCCD gắn chíp được không?

Về các loại hồ sơ cần mang theo khi làm căn cước công dân gắn chíp (CCCD), nhiều người thắc mắc: Liệu mất sổ hộ khẩu có làm thẻ được không?. Trường này trang dautudat.vn xin chia sẻ đến các bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn thi hành Điều 22 của Luật Căn cước công dân 2014 thì cán bộ tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư với tờ khai để xác định chính xác người cần cấp thẻ CCCD. Trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia thì xuất trình giấy tờ liên quan, ở đây là hộ khẩu.

Mất sổ hộ khẩu có làm CCCD gắn chíp được không?
Mất sổ hộ khẩu có làm CCCD gắn chíp được không?

Hiện tại Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư vẫn chưa hoàn thiện, vì vậy bắt buộc người dân phải mang sổ hộ khẩu theo để làm CCCD. Khi nào cơ sở dữ liệu Quốc gia hoàn thiện, người dân sẽ không cần phải mang theo. Trường hợp mất sổ hộ khẩu thì phải đi làm lại theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA.

Làm mất CCCD gắn chíp có nguy hiểm không?

Trường này trang dautudat.vn xin chia sẻ đến các bạn như sau: Như đã biết, thẻ căn cước công dân gắn chíp (CCCD) có thể lưu được rất nhiều trường tài liệu, trong tương lai có thể thay thế cho Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe... Vì vậy, người dân thường lo ngại sẽ bị lộ thông tin cá nhân nếu mất thẻ. 

Làm mất CCCD gắn chíp có nguy hiểm không?
Làm mất CCCD gắn chíp có nguy hiểm không?

CCCD gắn chíp lưu trữ những thông tin gì?

Với con chíp thông minh ở mặt sau, CCCD mới có thể lưu trữ rất nhiều thông tin của công dân như: Họ và tên, ngày sinh, quê quán, vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng... Theo thông tin từ Bộ Công an, trong tương lai loại thẻ này còn có thể lưu trữ Bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe, Sổ hộ khẩu...

Với nhiều thông tin cá nhân như vậy, người dân thường lo lắng về việc làm mất CCCD và bị người xấu có nhặt được sẽ sử dụng vào mục đích xấu, ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân.

CCCD gắn chíp lưu trữ những thông tin gì?
CCCD gắn chíp lưu trữ những thông tin gì?

Làm mất CCCD gắn chíp có nguy hiểm không?

Trên thực tế, các thông tin các nhân trên CCCD gắn chíp chỉ có cơ quan chức năng mới có thể khai thác bằng đầu đọc chíp chuyên dụng. Vì vậy, người dân hoàn toàn có thể yên tâm nếu lỡ làm mất thì người khác cũng khó lòng mà đọc được thông tin trên thẻ.

Làm mất CCCD gắn chíp có nguy hiểm không?
Làm mất CCCD gắn chíp có nguy hiểm không?

Về mã QR ở mặt trước, mặc dù rất dễ dàng truy cập bằng cách quét thông qua smartphone, tuy nhiên những thông tin trên đó không mang tính " bảo mật cao " như trong chíp xử lý. Vì vậy, người dân không cần quá lo lắng vì làm mất thẻ. Trái lại, CCCD gắn chíp lưu giữ nhiều thông tin sẽ giúp người dân thuận tiện khi làm các thủ tục hành chính vì không cần mang quá nhiều giấy tờ.